Flask-Framework Python giúp bạn làm quen với web development
Hi xin chào các bạn, thông qua loạt bài viết này, mình xin giới thiệu tới các bạn về Flask Framework. Qua đó giúp các bạn hiểu và xây dựng được những web app thú vị nhé.
Bài viết tham khảo từ: https://niithanoi.edu.vn/flask-la-gi.html
1) Tại sao nên sử dụng Flask?
Flask cung cấp cho các lập trình viên khả năng tùy biến khi phát triển ứng dụng web, nó cung cấp cho bạn các công cụ, thư viện và cơ chế cho phép bạn xây dựng một ứng dụng web nhưng nó sẽ không thực thi bất kỳ sự phụ thuộc nào hoặc cho bạn biết dự án sẽ như thế nào.
Ứng dụng web có thể là blog, trang web thương mại hoặc một số trang web khác, nó vẫn cho phép các lập trình viên cơ hội sử dụng một số tiện ích mở rộng để thêm nhiều chức năng hơn cho ứng dụng web.
2) Ưu điểm và Nhược điểm của Flask
Như đã nêu trước đó, Flask được phân loại là Web Framework siêu nhỏ, nhẹ. Thông thường, một framework vi mô là một framework tối giản hoặc không phụ thuộc vào thư viện bên ngoài.
Và trong mọi trường hợp, khi một lập trình viên sử bất kỳ framework nào, nó đều có ưu điểm và nhược điểm, flask cũng vậy:
- Tốc độ
- Hỗ trợ cho NoQuery
- Độ phức tạp tối thiểu
- Chủ nghĩa tối giản tuyệt đối
- Không có ORM, dễ dàng kết nối với tiện ích mở rộng
- Trình gỡ lỗi được nhúng trong trình duyệt
- Mã ngắn và đơn giản trong số các bộ xương Python khác
Điểm nổi bật khi sử dụng Flask để lập trình web là bạn sẽ rất ít bị phụ thuộc bên thứ 3, do đó đề phòng được các lỗi bảo mật.
Bạn có thể kiểm soát mọi thứ khi sử dụng Flask. Và quan trọng, học Flask giúp bạn hiểu các cơ chế bên trong các Framework khác. Đây là tiền đề tốt để bạn có thể nắm giữ nhiều công nghệ hơn.
Mặc dù nhược điểm của việc sử dụng Flask là đôi khi bạn phải tự mình làm nhiều việc hơn hoặc cần tự mình gọi thêm các tiện ích mở rộng.
Flask dựa trên Werkzeug (một thư viện tiện ích WSGI) và Jinja2 (template engine).
WSGI là Giao diện Cổng Máy chủ Web. Đây là một đặc tả mô tả cách máy chủ web giao tiếp với các ứng dụng web và cách các ứng dụng web có thể được kết nối với nhau để xử lý một yêu cầu.
Bạn có thể sử dụng framework này để biên dịch các mô-đun và thư viện, điều này cũng sẽ giúp lập trình viên viết các ứng dụng web mà không cần viết code bậc thấp như quản lý luồng hoặc giao thức.
3) Quan điểm cá nhân
Ý kiến cá nhân mà nói thì Template Jinja2 có phần giống với template của blade bên Laravel. Cách xử lí Route của bên Flask có phần đơn giản hơn bên Laravel khá nhiều. Cách thành phần như Controller, Route hoàn toàn có thể viết chung mà vẫn không bị rối. Cách tổ chức thư mục cũng là do bạn tùy biến sao cho phù hợp nhu cầu.
Bước đầu tiên có lẽ nên là một chương trình hello world đã nhỉ.
4) Cài đặt và chương trình Hello World
Các bạn sẽ cài đặt thông qua việc sử dụng pip trong Python. Dĩ nhiên các bạn phải có Python 3
Các bạn sẽ cài đặt bằng cách gõ vào cmd lệnh: pip install flask
Sau đó đợi khi cài đặt xong, thì chúng ta sẽ gõ những dòng lệnh đầu tiên trong file app.py các bạn tạo trong thư mục làm việc
from flask import Flask app = Flask(__name__) @app.route("/") def hello_world(): return "Hello, World!" Sau khi các bạn thực hiện các dòng lệnh trên các bạn sẽ gõ vào cmd:
env:FLASK_ENV='development' để chuyển sang chế độ debug(các bạn có thể xem lỗi ngay trên trình duyệt).
Rồi nhấn Enter sau đó tiếp tục gõ flask run vào cmd khi đó chương trình web của các bạn sẽ chạy trên: localhost:5000
Vào bài viết ngày mai mình sẽ nói rõ ý nghĩa những dòng lệnh trên cùng cấu trúc thư mục chạy flask. Các bạn đón xem
(còn tiếp...)
Trả lời