* Tuyển tập các đề thi chọn đội tuyển 2020-2021 * Tuyển sinh CLB Toán Lim năm học mới * Tuyển tập các bài toán số học hay ôn thi chọn đội tuyển VMO 2022 * Tuyển tập các bài toán Hình Học Phẳng ôn thi chọn đội tuyển hay * Tuyển chọn các bài toán hay trong ôn tập thi vào 10 chuyên Toán * Hướng dẫn cách chèn hình ảnh vào web sử dụng Imgur

Một bài toán về đồng quy hay


Được tạo lúc 2021-07-20 13:12:23 , cập nhật lúc 2021-07-20 13:12:23


Khương Nguyễn

Cho tam giác \(ABC\) nội tiếp \((O)\) và ngoại tiếp \((I)\). \((I)\) tiếp xúc \(CA,AB\) tại \(E,F\). \(M\) là trung điểm \(BC\). Đối xứng của \(A\) qua \(EF\) là \(X\). Chứng minh rằng \(OI,XM,EF\) đồng quy

Trả lời
Tô Gia Bảo
Generic placeholder image
Bình luận được tạo lúc 2021-07-25 21:01:25
Chỉnh sửa lần cuối vào 2021-07-25 21:01:25
Nội dung

Trước hết ta chứng minh bổ đề sau:

Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. Gọi X là đối xứng của A qua EF. H, M lần lượt là trung điểm của EF, BC. K là hình chiếu của D lên EF. Khi đó XK // MH.

Chứng minh:

Gọi J là giao điểm của BE, CF. G, L lần lượt là trung điểm của AK, AJ. Ta sẽ đi chứng minh G, L, H, M thẳng hàng.

Ta có H là trung điểm AX, lại do KD // AX nên K(DHXA) = -1. Ngoài ra do AD, BE, CF đồng quy nên K(DEAJ) = -1 = K(DEJA). Vậy nên K, X, J thẳng hàng.

Từ G, L, H lần lượt là trung điểm của AK, AJ, AX cùng với sự thẳng hàng của K, J, X thì ta suy ra G, L, H thẳng hàng và GH // KX.

Ta cũng có L, H, M thẳng hàng vì HM là đường thẳng Gauss của tứ giác toàn phần AFJE.BC. Và do đó G, L, H, M thẳng hàng. Nên ta suy ra XK // MH.

Bổ đề được chứng minh.

Quay trở lại bài toán.

Gọi T là trực tâm tam giác DEF và K là giao điểm của DT với EF. H là trung điểm EF.

Từ cách lấy điểm K và H ta có ngay TK // IH. (*)

Áp dụng bổ trên thì ta được KX // HM. (**)

Gọi L là đối xứng của D qua I.

Ta có một kết quả quen thuộc là AL cắt BC tại tiếp điểm của đường tròn bàng tiếp góc A của tam giác ABC với BC. Ngoài ra thì tiếp điểm này đối xứng với D qua M. Nên ta suy ra IM // AL.

Ta cũng có một kết quả quen thuộc khác là T, H, L thẳng hàng và đặc biệt hơn H là trung điểm TL. Mặt khác thì H là trung điểm của AX nên suy ra ATXL là hình bình hành. Từ đó ta được AL // XT.

Khi đó suy ra XT // MI. (***)

Từ (*), (**) và (***) ta suy ra KH, TI, XM đồng quy tại tâm vị tự của chúng, gọi là S.  (1)

Ta cũng đã biết rằng O, I, T thẳng hàng do chúng cùng nằm trên đường thẳng Euler của tam giác DEF. Nên (1) tương đương với OI, XM, EF đồng quy.

Bài toán được chứng minh.

 

 

Trả lời
Hỏa thần
Generic placeholder image
Bán đèn
Bình luận được tạo lúc 2021-07-26 17:39:11
Chỉnh sửa lần cuối vào 2021-07-26 17:39:11
Nội dung

Cách bạn Bảo hay quá <3 Idol

Trả lời